Magie là một yếu tố thiết yếu mà cơ thể bạn cần để thực hiện hầu hết các hoạt động cơ bản. Nó giúp duy trì một hệ cơ ổn định và duy trì chức năng của các dây thần kinh. Nhu cầu magie ở mỗi lứa tuổi là khác nhau và cần bổ sung đúng cách.
1/ Ai có nguy cơ bị thiếu magne?
Magne là một trong những khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện hầu hết các hoạt động cơ bản. Nó giúp duy trì một hệ cơ ổn định và duy trì chức năng của các dây thần kinh. Những người có nguy cơ thiếu hụt magne:
Người bị nôn, tiêu chảy: Phản ứng nôn và tiêu chảy sẽ làm giảm lượng magne được tích trữ trong máu và khiến bạn bị thiếu hụt.
Người mắc bệnh đường tiêu hóa: Những người mắc bệnh lý đừng tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu hụt magne do ruột hấp thu magne kém.
Người đang uống một số loại thuốc: Các thuốc lợi tiểu, kháng sinh và các thuốc đặc trị khiến cho khả năng hấp thụ magne của hệ thống tiêu hóa bị hạn chế.
Người bệnh đái tháo đường, viêm tụy, người bị căng thẳng kéo dài… cũng có nguy cơ bị thiếu hụt magne.
2/ Không phải ai bị co giật cũng do thiếu magne
Ở nồng độ thích hợp magne rất quan trọng cho hoạt động của não, chức năng tim và cơ bắp. Thiếu magne nặng có thể làm tăng nguy cơ co giật. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người bị động kinh thường có mức magne trong máu thấp hơn với những người không mắc bệnh. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bổ sung magne cho người bệnh động kinh giúp họ giảm các cơn co giật hiệu quả. Tuy nhiên, co giật có nhiều loại và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do thiếu magne. Co giật có thể phát sinh từ những nguyên nhân khác như: Sốt cao, chấn thương đầu, do các bệnh lý hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
3/ Dấu hiệu cảnh báo về sự thiếu hụt khoáng chất quan trọng này.
– Có tiếng rung trong tai hoặc mất khả năng nghe
Ù tai, có tiếng rung the thé trong tai hay mất thính lực là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu magiê. Trong một nghiên cứu của Trung Quốc, người ta thấy rằng magiê đủ số lượng sẽ ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do có thể dẫn đến mất thính lực. Trong một nghiên cứu tại Mayo Clinic, người ta đã được tìm thấy rằng những bệnh nhân từng mất thính lực được bổ sung magie thường xuyên có thể khôi phục lại khả năng nghe đã mất trong vòng 3 tháng.
– Co rút cơ bắp hoặc rùng mình
Magiê là rất quan trọng để củng cố chức năng cơ bắp. Nếu không có magie, cơ thể sẽ ở trong trạng thái co giật, bởi vì khoáng chất này cho phép các cơ bắp giãn ra. Đó là lý do tại sao người ra dùng oxit magie để giúp phụ nữ khi lâm bồn, và magie được tìm thấy trong nhiều thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Thiếu magiê, có thể dẫn đến giật ở gương mặt, co rút cơ bắp, chuột rút ở chân khi bạn đang cố gắng ngủ.
– Trầm cảm
Mối liên hệ giữa lượng magiê thấp và trầm cảm đã được hé lộ hơn một thế kỷ trước, và bác sĩ sử dụng magie để điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần này. Khoa học hiện đại đã ủng hộ điều đó, với một nghiên cứu tại một bệnh viện tâm thần ở Croatia cho thấy nhiều bệnh nhân tự tử có nồng độ chất này thấp nghiêm trọng. Một lợi thế của magiê với các thuốc chống trầm cảm truyền thống là không gây tác dụng phụ khi kết hợp với các loại thuốc này.
– Chức năng tim bất thường
Lượng magiê thấp có thể có ảnh hưởng đến cơ trên khắp cơ thể và điều này bao gồm các cơ tim. Thiếu magiê có thể gây ra một tình trạng được gọi là rối loạn nhịp tim, khi đó tim không đập thường xuyên và điều này có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc các biến chứng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đó là lý do các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch thấp Henry ở Connecticut (Mỹ) điều trị bệnh nhân rối loạn nhịp tim của họ bằng một loại thuốc có chứa magiê.
– Sỏi thận
Nhiều người cho rằng sỏi thận là do sự dư thừa canxi, nhưng trên thực tế thiếu magie mới là thủ phạm. Magiê ngăn chặn sự tạo sỏi bằng cách ức chế liên kết giữa canxi với oxalate, hai hợp chất tạo nên những viên sỏi. Sỏi thận có thể gây đau đớn tột cùng, vì vậy hãy bổ sung magie để ngăn ngừa căn bệnh này.
Để bổ sung magie cho cơ thể hãy tuân thủ một chế độ ăn uống bao gồm các loại thực phẩm như đậu bắp, hướng dương hoặc hạt bí ngô, hạnh nhân, đậu nành hay đậu đen, hạt điều và rau chân vịt vì đây đều là các nguồn magiê tự nhiên.
4/ Nên bổ sung magne như thế nào?
Theo MedlinePlus, đàn ông trưởng thành cần từ 400 – 420mgr magne mỗi ngày và phụ nữ cần từ 310 – 320mgr mỗi ngày. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nếu bạn đang mang thai, là vận động viên thể thao hoặc mới phẫu thuật thì bạn cần tăng lượng magne bổ sung cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung magne qua các loại thực phẩm như: Chuối, hạt điều, đậu phụ, gạ nâu. Nếu bạn vẫn bị thiếu hụt magne hãy tham khảo bác sỹ về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung magne.
Ngoài bổ sung thêm magne cho cơ thể, người bị co giật cũng có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh với thành phần là các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như câu đằng, an tức hương, gaba để cải thiện triệu chứng co giật. Việc kết hợp các sản phẩm này với chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết sẽ đẩy lùi co giật, động kinh.