Tác dụng lá đinh lăng khô và 3 cách tự làm tại nhà

Tác dụng lá đinh lăng khô và 3 cách tự làm tại nhà

Lá đinh lăng khô có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại dược liệu này thường được nấu để lấy nước uống như trà hàng ngày. Các tác dụng của lá đinh lăng khô có thể kể đến như thanh nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng, giải độc, điều trị suy dược. Ngoài ra còn có thể chữa một số bệnh lý về tim mạch xương khớp. Các bệnh ngoài da hay dùng chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Hãy cùng Kho sức khỏe khám phá thêm về về về những tác dụng của loại dược liệu này và những điều thú vị xoay quanh nó.

Đặc điểm của lá đinh lăng khô

Dược liệu lá đinh lăng khô là phần được thu hoạch từ cây đinh lăng. Sau đó phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ hay đem đi sấy khô. Những cách làm này sẽ giúp bạn sử dụng lâu ngày, dễ dàng bảo quản hơn.

Lá đinh lăng phơi khô vị ngọt tính mát hơi đắng có chứa 8 loại saponin oleanane. Đồng thời chứa hàm lượng vitamin cao và hơn 20 loại axit amin quan trọng với sức khỏe.

Lá đinh lăng khô được thu hoạch từ cây đinh lăng lá nhỏ
Lá đinh lăng khô được thu hoạch từ cây đinh lăng lá nhỏ

Tác dụng lá đinh lăng khô với sức khỏe

  • Theo y học dân tộc thì lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu. 
  • Bồi bổ cơ thể bị suy nhược hay gầy yếu, giúp thải độc. 
  • Chữa mụn nhọt hay sưng tấy
  • Cải thiện tình trạng bị dị ứng do thời tiết, dị ứng ngoài da hay mề đay 
  • Nó có tác dụng chữa mất ngủ, an thần, tăng cường trí nhớ.
  • Hỗ trợ điều trị các trường hợp ho ra máu, nhức đầu hay các bệnh về tiêu hóa kém.
  • Tăng sức đề kháng cho phụ nữ sau khi sinh, giải quyết vấn đề tắc tia sữa.
  • Trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ giúp cho bé ngủ ngon hơn. Bé ít giật mình và quấy khóc nửa đêm.

Cách tự làm lá đinh lăng khô để sử dụng cho gia đình

Cách tự làm lá đinh lăng khô khá dễ nhưng bạn cần chú ý thực hiện đúng quy trình. Để đảm bảo các dược tính trong lá được giữ lại nhiều nhất. 

Trước tiên phần chọn các lá đinh lăng già, sử dụng cả cọng và phần cuống lá. Không chọn lá bị sâu sau đó đem lá đi rửa thật sạch. Rồi ngâm lá vào nước muối khoảng 20 phút đi rửa lại sạch với nước lần nữa. Vớt lá ra để ráo và cắt khúc bằng ngón tay 5-7cm.

Làm lá đinh lăng khô phơi nắng:

Sau khi đi lá ráo nước thì đem đi phơi đều tạo chỗ có bóng nắng. Không nên phơi nắng quá gắt để làm lá bị cháy đen. Khi phơi thường xuyên đảo lá đều tay và nhẹ tay. khi thấy lá khô lại thì để cho nguội bớt giòn bỏ vào túi ni lông bảo quản nơi khô mát để dùng dần.

Lá đinh lăng khô phơi nắng
Lá đinh lăng khô phơi nắng

Cách làm lá đinh lăng sấy khô

Bạn có thể sử dụng máy sấy khô để tiết kiệm thời gian và dễ quản lý hơn. So với cách phơi khô bằng nắng thì bảo toàn được dược tính tốt hơn. Nên sấy ở nhiệt độ thấp tầm 50 đến 60 độ C. Thông thường thời gian sấy lá đinh lăng là 6 tiếng. Nếu số lượng nhiều thì sẽ thời gian lâu hơn. Trong trong lúc sấy nên kiểm tra lá đinh lăng sau mỗi tiếng để biết được độ giòn của lá. Phương pháp sấy lá đinh lăng sẽ giúp màu lá tươi hơn và bảo quản các vi chất tốt nhất.

Sao vàng hạ thổ lá đinh lăng

Ngoài ra các bạn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để dùng. Cách này sẽ giúp bảo toàn vi chất lâu hơn. Đồng thời dược liệu khi hạ thổ sẽ hấp thụ tinh túy của trời đất đất nên phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt hơn.

Sau khi rửa sạch và ngâm nước muối vớt ra cho ráo thì đem phơi trong bóng râm. Không được cho lá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để ra rút bớt phần nước. Sau đó cho lá vào chảo sao qua lửa rồi hạ thổ. Cách này sẽ giúp bảo toàn được vị thuốc và giữ độ dẻo cho lá. Chú ý không nên để lửa quá cao khi sao lá dễ làm cháy lá. Chờ lúc lá nguội thì cho vào túi bóng để bảo quản và sử dụng dần.

Lưu ý nếu dùng lá đinh lăng sao vàng để làm gối cho trẻ em.Thì chỉ nên dùng phần lá, không nên dùng vàng cành để tránh bị cấn đau cho trẻ khi nằm

Cách dùng lá đinh lăng khô và liều dùng phù hợp

Trung bình mỗi ngày người bệnh chỉ dùng khoảng 50 gam lá đinh lăng khô để uống. Khuyến cáo không được dùng quá liều 100g với lá tươi và 50g với lá khô mỗi ngày. Bởi vì trong lá có saponin nên chỉ được dùng với liều lượng nhất định. Khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất này có thể gây cản trở hoạt động của tim. Và có thể xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn.

Mỗi ngày chỉ dùng khoảng 50 gam lá đinh lăng khô để uống
Mỗi ngày chỉ dùng khoảng 50 gam lá đinh lăng khô để uống

Các cảnh báo khi sử dụng vị thuốc lá đinh lăng

Lá đinh lăng khô được cho là lành tính nhưng nếu không biết cách sử dụng. Hoặc quá lạm dụng thì có thể gây ra tác dụng phụ. Vì thế bạn cần chú ý những điều sau:

  • Với những người bị hội chứng ruột kích thích nên cẩn thận. Khi sử dụng lá đinh lăng khô có thể gây rối loạn tiêu hóa hay bị tiêu chảy.
  • Người bình thường nếu sử dụng nhiều chất này thì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi tiêu chảy,…
  • Hiệu quả dược liệu này phát huy tốt nhất khi bạn sử dụng lá đinh lăng chất lượng. Nên chọn từ loại cây đinh lăng lá nhỏ 3 năm tuổi trở lên.
  • Ngoài cách sử dụng lá đinh lăng phơi khô thì bạn có thể sử dụng lá đinh lăng tươi. Hay chế biến loại lá này thành các món ăn khác nhau hấp dẫn. Như vậy để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh dễ hơn.
  • Tác dụng của lá đinh lăng khô sẽ phát huy tùy theo cơ địa của mỗi người nhanh hoặc chậm. 
  • Nếu bạn sử dụng trong vòng 2 đến 3 tuần mà không thấy các chứng bệnh chuyển biến. Thì nên dừng lại và tìm đến các phương thuốc hay cách điều trị khác có hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là các thông tin bổ ích về lá đinh lăng khô mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng quý bạn đọc. Hy vọng các bạn đã biết rõ về tác dụng lá đinh lăng khô mang lại trong điều trị bệnh. Và cách chế biến dược liệu này tại nhà theo các cách khác nhau. Hãy biết cách sử dụng dược liệu tự nhiên để nâng cao sức khỏe cho mình và mọi người trong gia đình một cách hợp lý nhất. Nếu có phát sinh bất thường trong quá trình điều trị thì bạn hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của người có chuyên môn bác sĩ để nhận được sự trợ giúp và hướng dẫn nhé.

 

Give a Comment