Tiết trời nóng bức của mùa hè thường khiến không chỉ người lớn mà các bé cũng biếng ăn hơn. Bên cạnh đó, thời tiết oi bức và thay đổi thất thường khiến các bé mệt mỏi và khó chịu.
Tìm hiểu nguồn gốc chứng “biếng ăn”
Biếng ăn là tình trạng không muốn ăn, uể oải, hoặc tiêu dùng lượng thức ăn thấp hơn mức bình thường. Hiện tượng này khá phổ biến với trẻ em dưới 12 tuổi.
Khi thấy con ít ăn, các mẹ lại hay rỉ tai những phương pháp “chung” mà họ thấy “có tác dụng”: la mắng, để con chơi smartphone… Thực tế là các cách ấy không thể khắc phục cho mọi trường hợp. Vì biếng ăn xảy ra do nhiều nguyên nhân nhu tâm-sinh-bệnh lý và mỗi loại cần một cách xử lý riêng biệt.
Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân khá phổ biến. Con có thể hoảng sợ khi bị ép ăn quá nhiều so với nhu cầu, bị bắt ăn nhanh, quát nạt khi đang ăn, lừa trộn thuốc đắng vào đồ ăn hay để người lạ cho ăn, vv… Và con phản ứng với nỗi sợ bằng cách từ chối, bỏ chạy khỏi bữa cơm.
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con như khi học lẫy, bò, mọc răng… Thông thường, con sẽ chỉ bỏ ăn vài ngày đến vài tuần, rồi trở lại bình thường sau khi qua giai đoạn chuyển đổi.
Biếng ăn bệnh lý có thể xảy ra khi con mắc các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (Viêm tai – mũi – họng, viêm lợi… ). Trong đó có một nguyên nhân biếng ăn phổ biến là do hệ tiêu hóa của con có vấn đề, đó là loạn khuẩn đường ruột. Con sẽ không có hứng thú ăn, ăn không ngon miệng, thức ăn không tiêu, bị đầy bụng… Trong trường hợp này, mẹ cần giúp cho hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh trở lại để khắc phục tận gốc chứng biếng ăn.
Tóm lại, con biếng ăn là biểu hiện của một vấn đề gì đó sâu xa hơn, ví như bị mất cân bằng hệ tiêu hóa. Để hiểu được, mẹ hãy dành thời gian ở bên con để lắng nghe nhu cầu ăn uống và chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của con.
Không nên lạm dụng thuốc kích thích ăn uống
Khi con biếng ăn, nhiều mẹ “cuống” lên tìm mua các loại thuốc kích thích ăn uống. Đúng là thuốc có tác dụng, bởi đứa trẻ sẽ ăn tốt hơn, thậm chí ăn quá nhiều.
Thế nhưng dùng thuốc cần phải có chỉ định của bác sỹ vì một số loại có thể dẫn đến tác dụng phụ là dễ bị kích động, mất ngủ, nhức đầu. Đối với trẻ em, thuốc có thể gây cơn co giật. Đặc biệt, lạm dụng thuốc kích thích ăn có thể gây ra béo phì từ nhỏ. Hoặc khi đã phụ thuộc vào thuốc rồi ngưng sử dụng, con sẽ chán ăn hơn.
Vậy có cách nào chữa trị biếng ăn từ gốc mà vẫn giúp con khỏe mạnh?
Khỏe từ trong bụng, con sẽ ăn ngon!
Về cơ bản, con sẽ muốn ăn khi cảm thấy bụng đói. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp con tiêu hóa thức ăn tốt, và thấy đói đúng bữa. Vì thế, trị biếng ăn bằng cách giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là cách tốt nhất cho mẹ.
Trong các yếu tố làm nên hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo số liệu nghiên cứu từ chương trình MetaHIT, có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn trong đường ruột, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Hại khuẩn có thể là tác nhân gây ra đầy hơi ợ hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,… còn lợi khuẩn lại giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện miễn dịch, tăng sức đề kháng. Giữ cho tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở mức cân bằng sẽ giúp bụng con khỏe hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho đến nay, bổ sung Men vi sinh (Probiotic) là phương pháp tối ưu giúp duy trì cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Trong vô vàn chủng vi sinh, có 3 chủng vi sinh đạt chuẩn Quốc tế được khuyên dùng là Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Streptoccocus faecalis. Ba chủng này cũng đáp ứng nguyên tắc 7S khi lựa chọn Men vi sinh bao gồm:
– Source: Nguồn gốc rõ ràng và được phân lập từ người
– Strain: Được xác định mã gen
– Strength: Đủ liều, đủ số lượng để đạt được tác dụng
– Stability: Ổn định và không bị ảnh hưởng bởi khí hậu và quá trình vận chuyển
– Survival: Khả năng tồn tại trong đường tiêu hóa cao (đây được coi là yếu tố quan trọng khi lựa chọn Probiotic).
– Scienticfic studies: Có nghiên cứu lâm sàng và thực tế điều trị ở người
– Stadards: Chủng vi sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế
Vì tác dụng của nó, mẹ hãy chú ý để bổ sung 3 chủng vi sinh này qua các sản phẩm Men vi sinh phù hợp, để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và đẩy lùi chứng biếng ăn.
Chế độ ăn uống tốt nhất vào mùa hè cho bé?
Về nguyên tắc, mùa hè các mẹ nên cho con dùng các thực phẩm có tính mát và các thực phẩm giàu một số vi chất có tác dụng tăng sức đề kháng.
– Nên dùng các loại rau củ quả có tính mát và thanh đạm như: Mướp đắng, bí đao, bầu, dưa leo, củ đậu, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau cần…
– Các thức ăn từ thủy hải sản như trai, sò, ngao ốc, hến…
– Các loại quả chin giúp giải nhiệt tốt như dưa hấu, nho, củ đậu, đu đủ…
– Các loại nước giải khát tự chế biến tại nhà như nước mơ, nước dâu, sấu ngâm. Nước cam, chanh, rau má, bột sắn…
– Tăng cường sử dụng các thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng góp phần làm tăng sức đề kháng như: vitamin C (cam, chanh, bưởi…), vitamin A (sữa, gan, trứng, cà rốt, đu đủ, xoài…), sắt (thịt bò, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu đỗ…), kẽm (hàu, tôm, cua…)
Một số lưu ý trong chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ về mùa hè để nâng cao sức khỏe phòng ngừa biếng ăn?
– Đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt,cá,tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả).
– Chế biến da dạng, thay đổi món ăn và có thể nấu các món canh chua ngọt để kích thích ngon miệng. Không sử dụng các loại gia vị cay nóng như gừng, hạt tiêu… để chế biến thức ăn cho trẻ.
– Uống đủ nước: Nhu cầu nước ở trẻ về mùa hè cần phải nhiều hơn. Có thể tính đơn giản 100ml nước cho 1kg cân nặng. Nên cho trẻ uống rải đều nước trong ngày, tránh để trẻ khát quá uống một lúc quá nhiều nước sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể.
– Tạo môi trường sinh hoạt sạch sẽ thoáng mát, tránh chơi đùa ngoài nắng nóng. Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu thấm mồ hôi tốt. Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng tránh rôm sảy mụn nhọt, nhiễm trùng da.
– Tạo cho trẻ có một giấc ngủ tốt bằng cách để nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ khoảng 26-27 độ. Có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp cho giấc ngủ ngon như sữa, chuối, trứng, mật ong, lạc… là những thực phẩm có tác dụng tham gia tạo Melatonin, serotonin hoặc oresin là những chất giúp não được thư giãn và điều chỉnh giấc ngủ được sâu.
Tóm lại: Trẻ vượt qua được sự khắc nghiệt của thời tiết nóng ẩm nhờ có chế độ dinh dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng chống đỡ bênh tật, môi trường sinh hoạt thích hợp, tinh thần thoải mái do ngủ tốt thì trẻ sẽ khỏe mạnh và không biếng ăn.
Tham khảo một số bài thuốc hay theo y học cổ truyền trị biếng ăn ở trẻ
Bài thuốc thứ nhất:
Lấy bạch truật, cốc nha tươi, tiêu sơn tra mỗi loại 10g, thần khúc, trần bì mỗi loại 6g. Đối với trẻ có thể trọng thấp cần cho thêm 10g thương truật, đối với người âm vị không đủ cho thêm sinh địa, thạch hộc mỗi loại 10g. Trẻ có bệnh tình kéo dài, khí suy cho thêm đảng sâm, hoàng kỳ mỗi loại 10g cho lượng nước lạnh thích hợp, sắc thuốc 30 phút, bỏ bã lấy nước, cùng 1 lít nước sôi cho vào chậu, đợi nhiệt độ ấm thích hợp ngâm hai chân. Chú ý rửa phần bắp chân mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút. Một quá trình điều trị kéo dài 7 ngày, có tác dụng khang tỳ hóa vị, hành khí tiêu đình trệ, chủ yếu dùng điều trị đối với trẻ biếng ăn.
Bài thuốc thứ hai:
Lấy 10g phục linh, 10g hoắc hương, 3g mộc hương, xuyên phác 3g, xuyên liên 3g, 3g sa nhân, tiêu khúc 10g, kê nội kim 3g, tiêu cố 10g, 6g dành dành, đạo nha 10g cùng sắc lấy thuốc uống, mỗi ngày một liều, ngày uống 2 lần, có công hiệu thanh nhiệt hóa tích, thúc đầy sự vận động của tỳ.
Bài thuốc thứ ba:
Lấy sa sâm 10g, mạch đông 10g, đậu cove 10g, ngọc trúc 10g, 10g thiên hoa phấn, 7,5g mạch nha, 15g bách hợp cùng sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 liều, ngày 2 lần có tác dụng sinh bổ vị âm, tăng cường thèm ăn.