Rượu đinh lăng ngâm từ phần củ rễ chứa nhiều hoạt chất Saponin có công dụng như nhân sâm, ngoài ra chứa nhiều vitamin khoảng 13 loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Công dụng của rượu đinh lăng đã được chứng minh trong việc điều trị bệnh gan, phổi, tiêu hóa, xương khớp, ho khan, sốt,….. Trong bài viết này Khosuckhoe.com sẽ chia sẻ cụ thể cho các bạn về rượu ngâm củ rễ cây đinh lăng sao cho đúng nhất.
Công dụng rượu đinh lăng ngâm từ phần rễ củ và thời gian chọn rể ngâm rượu tốt nhất.
Công dụng rượu đinh lăng ngâm từ phần rễ
Tác dụng chủ yếu rượu đinh lăng là nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Có tác dụng bồi bổ khí huyết và giúp chúng lưu thông huyết mạch thuận lợi hơn. Chính vì thế, cơ thể giảm mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon miệng hơn, và tăng khả năng làm việc. Tất cả các công dụng này hỗ trợ với nhau sẽ giúp cho tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt hơn.
Đặc biệt đối với các bạn luyện tập thể hình hoặc mong muốn nâng cao thể trạng, sử dụng rượu đinh lăng là một trong những phương pháp nhanh nhất có được ngoại hình mơ ước và tăng cường sự deo dai cho cơ thể. Không những thế, nó còn có tác dụng rất tốt với phụ nữ mang thai và cho con bú.Cụ thể như, rượu giúp kích thích trở dạ con trở nên dễ dàng hơn. Đối với giai đoạn cho con bú, để tăng lượng sữa tiết ở tuyến vú người mẹ nên uống một ít rượu ngâm từ rễ cây đinh lăng sẽ rất tốt cho sự lưu thông tuyến sữa.
Cách chọn rễ đinh lăng ngâm rượu tốt nhất:
Rễ Đinh lăng còn được gọi là củ đinh lăng là bộ phận được chọn để ngâm rượu. Cây phát triển khoảng từ ba đến bôn năm tuổi là chúng ta có thể lấy rễ, nó mang vị ngọt và hơi đắng, tính mát. Nên chọn mùa đông để thu hoạch rễ khi đó chúng ta tận dụng được hết tất cả dược liệu quý giá có trông rể cây Đinh Lăng. Tuy nhiên, để tất cả dược liệu trong rễ đạt đến điểm tốt nhất thì cần phải đợi từ sáu đến bảy năm. Nhưng qua thời gian này mà rể không được thu hoạch thì nó sẽ bị xơ hóa và sẽ bị giảm chất lượng.
Chúng ta cũng có thể sử dụng rễ cây đinh lăng khô để ngâm rượu. Tuy rằng màu rễ đinh lăng khô không đẹp khi ngâm rượu nhưng về hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn với rễ đinh lăng tươi.

Ngâm rượu đinh lăng như thế nào cho đúng chuẩn?
Chọn rễ là bước quan trọng đầu tiên.
Cây đinh lăng có 2 loại: cây lá nhỏ và cây lá to. Nếu chọn để ngâm rượu, chúng ta nên chọn lá nhỏ thì hiệu quả dược tính sẽ tốt hơn. Và rễ tươi hay khô của cây đinh lăng đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Nếu dùng rễ khô, chúng ta sẽ thu được một bình rượu màu vàng. Vị rượu ngọt và thơm hơn khi bạn sử dụng rễ tươi đinh lăng để ngâm rượu.
Bên cạnh đó, bạn nên lấy phần rễ từ gốc trở lên khoảng 15cm. Và tốt nhất là chiều dài của rễ có kích thước bằng với bình ngâm. Không những thế chúng ta còn dựa vào cân nặng của rễ cây để biết được nó có đủ độ tuổi để thích hợp ngâm rượu hay không? Nếu cây được từ ba đến năm năm tuổi thì phần rễ hoặc củ phải trên 1 ký. Khi rửa, rễ của loại cây này có màu vàng rơm và rất thơm. Đặc điểm này cũng là một trong những cách giúp chúng ta phân biệt rễ mà mình mua có thật là của cây đinh lăng hay không.
Chuẩn bị rượu và bình ngâm.
Bình có chất liệu từ sành, sứ hoặc thủy tinh là loại bình tốt nhất để chúng ta sử dụng ngâm rượu. Những loại bình ngâm này sẽ giữ cho chất lượng thành phần dược liệu được đảm bảo. Nếu dùng bình nhựa, mùi vị sẽ không thơm ngon. Ngoài ra, chất lượng các hoạt chất trong rễ cây ngâm bằng bình có chất liệu này cũng sẽ không cao.
Bên cạnh đó, khi chọn bình, bạn cần lưu ý thêm phần miệng có cao su hoặc mép kín không. Kích cỡ miệng bình làm sao bỏ vừa rễ cây nếu bạn ngâm dạng tươi.
Chúng ta nên chọn loại rượu có dùng men truyền thống và nấu thủ công. Loại rượu tốt nhất để ngâm rễ cây đinh lăng là rượu gạo khoảng 40 độ. Nếu không có rượu gạo hay rượu nếp ngon thì có thể thay bằng rượu ngô men rừng.
Cách ngâm rượu rễ đinh lăng khô.
Rễ đinh lăng khô thường được cắt thành miếng, chúng ta mang đi sao vàng hạ thổ. Cách làm như sau: Bỏ rễ đinh lăng vào chảo sao trên lửa lớn cho đến khi có mùi thơm thì tắt lửa. Cho chúng vào túi vải rồi ủ xuống nền đất (hạ thổ) trong khoảng một tiếng đồng hồ.
Một ký đinh lăng khô sau khi đã sao vàng hạ thổ chúng ta có thể ngâm với bảy lít rượu. Chúng ta sẽ cho đinh lăng vào bình trước tiếp sau đó mới đổ cho rượu vào. Nói chung, lượng rượu và lượng đinh lăng không cần theo đúng tỷ lệ nói trên. Mà điều quan trọng là rượu phải ngập mặt đinh lăng là đywọc.
Ngâm liên tục, không mở nắp trong ba tháng là có thể sử dụng được. Rễ đinh lăng khô ngâm rượu có mùi rất thơm. Nước rượu có màu vàng nhạt, có vị ngọt dịu và không hăng.

Cách ngâm rượu rễ đinh lăng tươi với rượu
Nếu bạn sử dụng rễ đinh lăng tươi để ngâm rượu, thì phải rửa nó thật kỹ với nước. Việc này đảm bảo loại bỏ sạch đất cát, nhất là các kẽ rễ. Khi rễ ráo nước thì chúng ta mới đem đi thái miếng để ngâm rượu. Nhưng nếu muốn trang trí cho đẹp thì có thể để nguyên bộ rễ hay điêu khắc tạo hình tùy ý.
Thông thường thì 1kg rễ đinh lăng tươi chúng ta sẽ ngâm với ba lít rượu. Và thời gian ngâm rễ tươi cũng lâu gấp đôi với rễ khô. Bạn cần khoảng sáu tháng hoặc hơn cũng có thể nhiều hơn một chút mới có thể thưởng thức được loại rượu này.
Ngoài ra, để tăng thêm dược tính và hương vị của rượu đinh lăng, bạn nên ủ nó dưới lòng đất. Thời gian ủ cũng giống như trên ( rễ khô se được ủ trong khoảng ba tháng và rễ tươi sẽ là 6 tháng ). Nếu ủ rượu lâu hơn thì sẽ không còn giữ được các dưỡng chất quý hiếm.
Rượu đinh lăng có rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Và vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công dụng với hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài hai cách ngâm nhân gian nêu trên còn có rất nhiều cách ngâm rễ, lá hay hoa cây đinh lăng khác nữa. Các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tìm hiểu thêm những thông tin dược liệu bổ ích nhé.