Huyết áp cao là một trong những căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi hiện nay. Theo thống kê, hằng năm trên thế giới có đến 17,5 triệu người chết vì bệnh tim mạch mà nguyên nhân chủ yếu là do huyết áp cao.
Tuy nhiên, nếu xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là một trong những cách giúp người lớn tuổi bị huyết áp cao giảm được nguy cơ tai biến. Vì vậy, việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp đối với người lớn tuổi là rất quan trọng.
Người bị cao huyết áp là người có chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường. Trong quá trình điều trị và phòng biến chứng của bệnh huyết áp cao thì việc điều tiết chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Người bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hạn chế muối, hạn chế thực phẩm giàu cholesterol,…Sau đây là cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị huyết áp cao mà bạn nên biết.
Biến chứng nguy hiểm khi người cao tuổi bị tăng huyết áp
Người cao tuổi sức khỏe thường suy giảm, chính vì vậy tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim là biến chứng đầu tiên, có đến 90% bệnh nhân suy tim với nguyên nhân là tăng huyết áp. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bởi nó diễn ra thầm lặng trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
- Đột quỵ.
- Các biến chứng về não có thể gặp do tăng huyết áp như xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não.
- Tăng huyết áp ở người già có thể gây ra suy thận do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.
- Mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.
- Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau, chính vì vậy người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiểu đường nếu có.

Biến chứng nguy hiểm khi người cao tuổi bị tăng huyết áp.
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người lớn tuổi bị huyết áp cao
Nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống. Cụ thể trong thực đơn hàng ngày người cao tuổi cần lưu ý đảm bảo:
- Chất đạm: Từ 0,8 đến 1g protein cho một kg cân nặng.
- Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
- Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
- Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g.
- Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
Những lưu ý khi xây dựng dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Cần chú ý thêm những điều sau:
Không ăn mặn, ăn thức ăn chứa nhiều muối
Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, một người chỉ nên ăn ít hơn 5g muối/ ngày. Natri có trong muối ăn làm tiết ra nhiều dịch tế bào, làm tim đập nhanh và tăng huyết áp. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp không nên ăn các món muối chua như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi,… Đây cũng là các món ăn không tốt cho người cao huyết áp vì các món muối chua chứa hàm lượng natri cao.
Không ăn mặn, ăn thức ăn chứa nhiều muối
Không ăn thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng
Thức ăn nhiều năng lượng là chocolate, đường glucose, đường mía, và các món ăn chứa nhiều đường khác. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn người bình thường.
Không nên ăn mỡ động vật
Người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật. Tuy mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể; nhưng ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe. Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ khác chứa nhiều cholesterol; làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
Không nên ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi nội tạng động vật được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu; có hại cho tim mạch, tăng huyết áp. Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ; gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…
Hạn chế nước ngọt có gas
Hạn chế các loại nước ngọt có ga, các loại bia; vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.
Hạn chế nước ngọt có gas
Hạn chế thịt gà
Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
Nên ăn nhiều cá
Thay vì ăn thịt thì nên ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Trong 1 tuần nên ăn nhiều cá hơn thịt. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa), nên ăn hạn chế hoặc không ăn.
Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C
Để hạn chế xơ vữa động mạch thì nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam). Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người lớn tuổi bị cao huyết áp.