Cây cà gai leo tưởng chừng là cây cỏ dại nhưng theo các chuyên gia sức khỏe cho biết đây là một loại thuốc quý mang lại nhiều công dụng như: điều trị các bệnh về gan, giải rượu, tiêu độc, chữa phong thấp,… vô cùng hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn vê loại cây này nhé!
Sơ lược về cây cà gai leo
- Tên khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
- Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance
- Họ: Cà (Solanaceae)
Nhận dạng: Cây cà gai leo thuộc họ cây leo nhỡ, có nhiều cành, cây có chiều dài trung bình từ khoảng 60 đến 100cm. Lá cây có màu xanh, mọc đan xen nhau, có hình trứng hoặc thuôn dài, dưới gốc lá hình lưỡi rìu nhìn hơi tròn, mặt dưới lá hình sao có nhiều lông mềm, màu trắng nhưng không làm cho người đụng vào bị nhám, mặt trên của lá có gai nhỏ. Thông thường và khoảng tháng 4 đến tháng 9 cây sẽ ra hoa và kết trái vào tháng 9 đến tháng 12.

Quả cà gai leo nhìn rất mọng nước, bóng mướt, khi chín sẽ có màu đỏ, có kích thước hình cầu dao động khoảng 7 đến 9mm. Khi cắt đôi quả cà gai leo ra bên trong có hạt màu vàng,. Đối với giống cà gai leo càng nhiều thì sẽ càng tán rộng hơn.
Giờ đây cà gai leo không chỉ là cây dại ven đường mà nó còn được xem là thần dược trong Nam Y. Nó có vị hơi the, tính ấm, đặc biệt giúp giải độc gan hiệu quả. Y học cổ truyền cũng đã ghi nhận cà gai leo là một vị thuốc Nam quý có tác dụng ổn định tế bào gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan.
Đặc biệt đối với những ai đang bị viên gan B ca gai leo được xem như thần dược, hỗ trợ điều trị viên gan B hiệu quả. Trong cây cà gai leo có các hoạt chất kháng virus viên gan B rất mạnh, theo các nhà khoa học cho biết chỉ mất khoảng 6 đến 8 tháng sắc uống đều đặn nước cà gai leo người bệnh khi xét nghiện có thể chuyển về âm tính.
Cà gai leo có mấy loại?
– Dựa vào hình dạng và màu sắc của hao cà gai leo mà người ta chia thành 2 loại đó chính là: Cà gai leo hoa trắng và Cà Gai leo hoa tím.
- Cà gai leo hoa trắng có kích thước thân nhỏ hơn được sử dụng nhiều hơn trong công nghiệp dược phẩm để chế biến thuốc.
- Cà gai leo hoa tím có kích thước thân lớn hơn được đa số người dân trồng đề làm hàng rào thôi.
– Dựa theo vùng miền thì người ta cũng chia cà gai leo thành 2 loại là: Cà gai leo miền Trung và cà gai leo miền Bắc và Nam
- Cà gai leo miền trung có thân cây khô, trông cằn cỗi hơn, có màu nâu đất.
- Cà gai leo miền Bắc và miền Nam có màu xanh, nhìn bụ bẫm, dễ thích nghi với môi trường hơn đễ trồng và chăm sóc hơn rất nhiều.
Dựa theo đặc điểm tính chất có thể phân thành cà gai leo khô và cà gai leo tươi.
Trong cà gai leo có chứa một số thành phẩm chất hóa học quan trọng như: Flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Ngoài ra, phần lá và rễ cà còn có nhiều dược tính hỗ trợ cho sức khỏe con người như: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol… Vì vậy, cà gai leo có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Vị thuốc cà gai leo
Tính vị, quy kinh
– Theo Nam y thì cà gai leo có vị hơi the, tính ấm có khả năng tan phong , tiêu đờm, tiêu độc, giảm đau, trừ ho, cầm máu.
– Trong đó rễ của cà gai leo cũng là bộ phận tốt dùng để chữa bệnh rất hiệu quả
Tác dụng của cà gai leo
Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong gà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có khả năng chống oxi hóa, giảm tác động của các bệnh về gan
Ngoài ra cà gai leo còn có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như gan, cảm cúm, sau răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…
Cách dùng và liều lượng
Cà gai leo thường được sử dụng khi đã được phơi hoặc sấy khô sau đó sắc để uống dùng cao lỏng hoặc viên. Một số trường hợp họ dùng câu tươi giã nát lấy nước để uống. Thường thì mỗi ngày người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 16 đế 20g.
Độc tính
Theo nghiên cứu cho biết hiện nay cà gai leo hầu như không có độc tính gì gây hại cho cơ thể con người. Và cũng không gây ra tác dụng phụ gì khi sử dụng.

Một số lưu ý bạn cần biết trước khi sử dụng vị thuốc cà gai leo trị bệnh
– Khi mua thuốc cần kiểm tra nguồn gốc thuốc rõ dàng, chất lượng, tới nguồn gốc xuất xứ từ đầu,….
– Tránh nhầm lẫn giữa các giống câu cà gai leo như cài gai leo với cà tàu, cà độc dược, cà dại nhất là những người không có chuyên môn và sau khi dược liệu đã được sơ chế…
– Nếu sử dụng thuốc không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho việc sử dụng không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ngộ độc và khiến tình trạng bệnh nặng hơn, trước khi sử dụng bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cây cà gai leo chi tiết nhất cho bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về cuộc sống và cách trị bệnh từ cây cà gai leo. Đừng quên truy cập khosuckhoe.com để cập nhật nhanh nhất những thông tin liên quan tới sức khỏe mỗi ngày nhé!