Tác dụng của cây đinh lăng với nam giới có thể kể đến là bổ sung sinh lực và trí lực, bồi bổ cơ thể, trị đau cơ xương khớp,… Để phát huy công dụng của dược liệu nhân sâm nhà nghèo này bạn cần chú ý đến cách sử dụng. Cũng như liều lượng dùng sao cho hợp lý, không được lạm dụng.
1. Tác dụng của cây đinh lăng trong bồi bổ cơ thể nhất là người mới ốm dậy.
Tác dụng của cây đinh lăng rất nhiều, bởi vì tính ôn lành nên có thể sử dụng để ăn uống hằng ngày. Đinh lăng được dùng như một loại thảo dược quý chữa bệnh trong nhân gian.
Người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh có thể còn ốm yếu, sử dụng lá đinh lăng nấu canh để bồi bổ có tác dụng như nhung sâm. Khi nấu canh thì các bạn bỏ lá đinh lăng sau cùng vừa chín tới là được, không để sôi quá lâu sẽ bị mất chất, ăn lúc còn nóng.

2. Tác dụng của cây đinh lăng chữa mệt mỏi, bệnh lười hoạt động.
Cây đinh lăng có tác dụng chữa mệt mỏi, làm tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Bài thuốc dưới đây sẽ giúp phát huy tác dụng của cây đinh lăng rất tốt
Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng khoảng 15g. Bạn hãy lấy sắc với 300ml, đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó mỗi ngày uống 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả của nó, không còn thấy người mệt mỏi nữa.
3. Cây đinh lăng có tác dụng chữa lành vết thương, trị đau cơ khớp.
Lá đinh lăng giã nát đắp lên vết thương, giúp ngừng chảy máu, vết rách khép lại, có tác dụng nhanh lành vết thương.
Ngoài ra,với xương khớp thì tác dụng của cây đinh lăng là làm giúp giảm sự đau nhức. Nhất là khi các khớp xương đã bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau.

4. Tác dụng rễ đinh lăng chữa chứng thiếu máu.
Cây đinh lăng chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6, C và lysin, cystein, methionin. Tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, chống oxy hóa, kích thích hoạt động của não bộ ở người già, phụ nữ sau sinh, người làm việc trí óc, người làm việc nặng. Từ đó, hạn chế nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ, đột quỵ não,…
Bài thuốc:
- Rễ đinh lăng 100g
- Hoàng tin 100g
- Thục địa 100g
- Hà thủ ô 100g
- Tam thất 20g
Chúng ta mang đi tán bột trộn đều, mỗi ngày sắc 100g để uống.
5. Tác dụng của cây đinh lăng điều trị phong tê thấp, đau mỏi lưng gối tay chân.
Lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên chỗ sưng đau hoặc vết thương.
Thân và cành đinh lăng 20g – 30g (có thể kết hợp cúc tần, lá lốt, bưởi bung, rễ xấu hổ, mỗi loại 10g) sắc với 600ml nước đến khi còn 300ml, uống 3 lần mỗi ngày.
6. Công dụng cây đinh lăng chữa ho, nhức đầu, nước tiểu vàng.
Đinh lăng còn chứa saponin triterpen, tanin, glycosid hàm lượng cao. Có khả năng hỗ trợ tăng cường năng lượng, xua tan mệt mỏi, làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh.
Khi mức độ dẫn truyền thần kinh trong cơ thể được tăng cao, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ và giúp ngủ sâu hơn. Khi thức dậy, chúng ta cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo hơn. Đinh lăng được sử dụng dưới dạng trà giúp các bạn cảm thấy thư giãn thoải mái, ấm áp, đi sâu vào giấc ngủ dễ dàng khiến giấc ngủ được sâu hơn.
Thành phần trong cây đinh lăng có chứa hoạt chất saponin, đồng thời cũng chứa nhiều chất B1. Bên cạnh đó, lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát, thường dùng để điều trị bệnh ho do thời tiết, , ho gió, ho khan, ho lâu ngày không khỏi,… Đặc biệt, nó còn có tác dụng giúp long đờm rất tốt.

7. Tác dụng của cây đinh lăng chữa bệnh liệt dương ở nam.
Rễ cây đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết nam giới, lưu thông kinh mạch rất tốt cho sinh lý nam. Nó cũng tốt cho thận, cơ quan quan trọng nhất đối với sinh lý nam.
Bài thuốc:
- Rễ đinh lăng 12g
- Ý dĩ 12g
- Hoài sơn 12g
- Hà thủ ô 12g
- Hoàng tinh 12g
- Long nhãn 12g
- Kỷ tử 12g
- Cam nếp 12g
- Cao ban long 8g
- Trâu cổ 8g
- Sa nhân 6g
Tất cả nguyên liệu chuẩn bị này sẽ tạo thành một thang để sắc uống
Nó tăng cường sinh lực, giúp bổ thận tráng dương hiệu quả, có thể trị cả liệt dương ở nam giới.
8. Điều trị dị ứng.
Giã nhuyễn lá đinh lăng tươi sau khi rửa sạch để ráo nước với vài hạt muối sạch, sau đó đắp lên chỗ mụn khoảng 10 – 15 phút thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối, sau hai tuần da sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, chúng ta có thể nấu nước lá đinh lăng tươi để tắm có tác dụng trị ngứa, rôm sảy. Bằng cách đun sôi 150-200g lá đinh lăng tươi và 200ml nước khoảng 5-7 phút. Sau đó lấy phần nước uống để làm mát gan. Bạn nên sắc lấy hai lần nước đầu để uống để có thể thu được kết quả tốt nhất.
9. Tác dụng đinh lăng chữa bệnh gút- căn bệnh nhà giàu.
Dùng thân và cành cây đinh lăng 20g – 30g (hoặc kết hợp kèm cúc tần, rễ cây xấu hổ, cam thảo dây) sắc lấy nước, uống nhiều lần trong ngày.
Đinh lăng chứa nhiều Saponin, nếu dùng quá nhiều sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy và phá vỡ hồng cầu. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu thật kỹ, dùng với liều lượng thấp, đúng bệnh hoặc hỏi ý kiến người có chuyên môn. Không dùng cho trẻ em vì cơ thể phát triển chưa hoàn thiện và phụ nữ mang thai.
Phía trên là 9 tác dụng của cây đinh lăng và bài thuốc từ đinh lăng đã được minh chứng hiệu quả. Trong quá trình sử dụng dược liệu này nếu có bất kỳ những thay đổi bất thường nào từ cơ thể. Thì tốt nhất là chúng ta nên ngừng ngay việc sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho quý độc giả nhiều thông tin hữu ích về . Chúc các bạn tìm kiếm được thật nhiều thông tin hữu ích từ kênh Khosuckhoe.com mỗi ngày nhé.